Social Network

Awesome Video

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Unknown

Khám phá 7 kỳ quan thế giới cổ đại

Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng biết đến việc thế giới cổ đại có 7 kỳ quan, nhưng không phải ai cũng biết rõ 7 kỳ quan đó là gì. Cũng chính vì lý do đó, mình xin giới thiệu đến các bạn bài viết về “7 kỳ quan thế giới cổ đại”.

1. Kim tự tháp vĩ đại Giza (The Great Pyramid of Giza)
Kim tự tháp vĩ đại Giza là kỳ quan duy nhất mà con người biết đến mà không cần đến sự miêu tả của lịch sử hay các bài thơ cổ, là kỳ quan duy nhất mà nhân loại không phải tốn công quan tâm suy đoán về sự hình dáng hay kích thước. Bởi Kim tự tháp Giza là kỳ quan cổ xưa nhất nhưng cũng là kỳ quan duy nhất còn tồn tại trong 7 kỳ quan cổ đại của thế giới.
– Vị trí: thành phố Giza, nghĩa địa của thành phố Memphis cổ xưa, ngày nay là thủ đô Cairo của Ai Cập
– Lịch sử:
Khác với sự suy nghĩ chung của nhiều người, không phải cả ba Kim tự tháp trong dãy Giza mà chỉ có duy nhất Kim tự tháp của Khufu là được xếp đầu danh sách các kỳ quan. Kim tự tháp này được xây dựng bởi Khufu, vị pharaoh thứ tư của Ai cập, vào năm 2560 trước Công nguyên với mục đích làm nơi chôn cất ông. Và thời gian để hoàn thành công trình được suy đoán là trên 20 năm.
Công việc xây dựng bắt đầu bắng việc chuẩn bị khu vực được chọn, sau đó các khối đá lớn được vận chuyển đến. Một lớp vỏ bọc xung quanh được sử dụng để làm cho bề mặt tháp được nhẫn bóng. Mặc dù đến ngày nay, khoa học vẫn chưa xác định được bằng cách nào người xưa có thể ráp các khối đá lớn như vậy, có nhiều lý thuyết về nguyên lý xây dựng được nêu ra. Một trong những lý thuyết có sức thuyết phúc nhất là việc sử dụng các dốc thẳng và xoáy. Các dốc này được làm ướt bằng bùn và nước để giảm ma sát trong khi đẩy các khối đá lên vị trí cần thiết. Một giả thuyết khác cho rằng các khối đá được nâng lên bằng đòn bẩy dài với cách tay đòn ngắn.
Trải qua hàng ngàn năm lich sử,các kim tự tháp Giza đã luôn kích thích trí tưởng tượng của con người. Chúng được gọi là “Kho thóc của Joseph” hay “Ngọn núi của Pharaoh”. Khi Napoleon xâm chiếm Ai Cập năm 1798, sự kiêu hãnh của vị hoàng đế nước Pháp được thể hiện qua câu nói nổi tiếng “Hỡi các chiến binh, từ đỉnh những ngọn kim tự tháp này, 40 thế kỷ đang nhìn theo chúng ta”.
Ngày nay, Kim tự tháo vĩ đại Giza cùng với các Kim tự tháp khác cũng như tượng nhân sư Sphinx nằm trong khu vực du lịch Giza đã được dựng tượng bảo vệ. Và cũng trong khu vực bảo táng là nơi xuất hiện của Thuyền Mặt Trời huyền bí được phát hiện năm 1954 gần phía nam của các Kim tự tháp. Thuyền Mặt Trời theo truyền thuyết được dùng để mang thi thể của vua Khufu trong chuyến hành trình cuối cùng của ông
– Miêu tả:
Khi được hoàn tất năm, Kim tự tháp vĩ đại cao 145.75m, nhưng theo thời gian nó đã bị bào mòn mất đi 10m. Kim tự tháp được xem là cấu trúc xây dựng cao nhất trên mặt đất trong suốt hơn 43 thế kỷ, và chỉ bị vươt qua bởi những công trình chọc trời trong thế kỷ 19. Kim tự tháp được bọc một lớp đá để làm cho bề mặt nhẵn bóng. Độ dốc của các mặt tháp là 54 độ 54. Mỗi mặt đựơc thiết kế hướng về bốn hướng Đông, Tây, Nam,Bắc của la bàn. Mặt cắt ngang của tháp có hình vuông với kích thước 229 x 229. Và sự sai lêch về kích thước tối đa ở các mặt không vượt quá 0.1%.
Cấu trúc của Kim tự tháp bao gồm gần 2 triệu khối đá, mỗi khối năng hơn 2 tấn. Có giả thuyết rằng, nếu đem tất cả các khối đá dùng để xây 3 kim tư tháp thì có thể xây nên một bức tường cao 3m, dày 0.3m bao quanh nước Pháp. Còn khu vực tọa lạc của Kim tự tháp có diện tích bằng tòa thánh St Peter của Rome, thánh đường Florence của Milan, cung điện Westerminster và St Paul của London cộng lại.
2. Vườn treo Babylon (The Hanging Gardens of Babylon)
Khu vườn với đủ những cây trái, hoa quả, thú lạ và cả thác nước được treo lơ lửng trên không. Nhưng một điều ngạc nhiên là hình ảnh của vườn treo Babylon chỉ được biết đến thông qua các bài thơ Hy Lạp cổ và trí tưởng tượng của các nhà sử học.
– Vị trí: Bờ đông con sông Euphrates, 50km về phía Nam của Baghdad, Iraq.
 Lich sử:
Vườn treo Babylon theo truyền thuyết được xây dựng bởi vua Nebuchadnezzar đệ nhị (604 – 562 BC). Khu vườn được xây dựng để làm hài lòng vợ của nhà vua, “người được mang về từ Media và có tình yêu đặc biệt với núi đồi”.
– Miêu tả:
Vườn treo Babylon có hình tứ giác, mỗi mặt rộng 4 plethra (1 plethra = 100 feet Hy Lap = 101 feet Anh = 101 x 0.3048m ), bao gồm nhiều cấu trúc hình vòm đặt trên một nền móng hình khối được chia thành nhiều ô vuông. Con đường để đi lên các tầng trên được làm bằng cầu thang lồng. Trong vườn treo có trồng các loại cây cỏ, rễ cây được trồng ở các thềm đất trên cao chứ không phải từ mặt đất. Toàn thể cấu trúc được đặt trên một cột đá lớn. Các dòng từ nhiều nguồn trên cao hòa vào nhau chảy xuống thành dòng là nguồn cung cấp nước cho cả khu vườn và giữ cho cả khu vực được ẩm ướt. Vì thế cây cỏ bên trong luôn luôn xanh tươi suốt 4 mùa.
3. Đền thờ Artemis ở Ephesus (The Temple of Artemis at Ephesus)
Đền thờ Artemis được xem là cấu trúc xây dựng đẹp nhất trên trái đất, được xây để tôn thờ vị thần săn bắn và tự nhiên của người Hy Lạp.
– Vị trí: Thành phố cổ Ephesus gần thị trấn Selcuk, 50km về phía Nam của Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ.
 Lịch sử:
Đền thờ Artemis được xây vào năm 550 trước Công nguyên bởi Coresus, vua của người Lydian và được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hy Lap Chersiphron. Căn đền được trang trí bằng các tượng điêu khác bằng đồng tạo bởi những nghệ nhân nổi tiếng nhất thời bấy giờ như Pheidias, Polycleitus, Kresilas, Phradmon.
Ngôi đền được sử dụng làm trụ sở tôn giáo và đồng thời là nơi giao thương buôn bán. Trong nhiều năm, điện thờ được viếng thăm bởi hàng ngàn những thương nhân, du khách, thợ thủ công và cả những vị vua đến để dâng lễ vật bày tỏ lòng thành kính với nữ thần.Các công trình khai quật khảo cổ gần đây cho thấy các lễ vật của người hành hương và cả tượng nữ thần Artemis được làm bằng vàng và ngà voi, các đồ trang sức như khuyên tai,nhẫn, vòng cổ thì được chế tác từ Ba Tư và Ấn Độ xa xôi.
Vào đêm 21 tháng 7 năm 356 trước Công nguyên, một người đàn ông tên Herostratus đã thiêu trụi căn đền với mục đích làm cho tên tuổi của mình được bất tử (!?). Cũng thật kỳ lạ, hoàng đế Alexander vĩ đại cũng được sinh ra vào đêm hôm ấy. Nhà sử học người La Mã Plutarch đã viết rắng “Nữ thần đã quá bận rộn vì quan tâm đến sự ra đời của Alexander mà không thể cho người đến cứu ngôi đền.”
Trong suốt hai thập kỷ sau, căn đền được phục chế bởi các nghệ nhân và được gọi là “Đền thờ E”. Và khi Alexander vĩ đại chinh phục Asia Minor, ông đã góp công xây dựng lại căn đền bị phá hủy.
Vào thế kỷ thứ nhất sau Thiên chúa, khi St Paul đến Ephesus để truyền giảng đạo Cơ Đốc (Christianity) , ông đã phải đương đầu với những người giáo dân sùng bái Artemis bởi họ không muốn từ bỏ vị thánh của mình. Đến năm 262, căn đền lại một lần nữa bị hủy hoại bởi người Goths rồi lại được xây dựng lại bởi người Ephesians. Nhưng đến thế kỷ thứ tư thì hầu hết người Ephesians đã chuyến sang theo đạo Cơ Đốc vì thế căn đền cũng mất đi sự mê hoặc về tôn giáo của mình. Chương cuối trong lich sử ngôi đền xảy ra trong năm 401 khi St John Chrysosom đốt cháy hoàn toàn ngôi đền,vùng đất Ephesus sau đó cũng bị bỏ hoang.
– Miêu tả:
Nền móng của căn đền có hình chữ nhật giống như các đền thờ khác cùng thời nhưng khác biệt ở chỗ đền thờ Artemis được xây hoàn toàn dựng bằng cẩm thạch, măt chính nhìn ra một sân nhỏ. Đá cẩm thạch được sử dụng khắp nơi từ nền nhà cho đến các tầng trên cao với kích thước 80m x 130m. Các chiếc cột đá cao 20m hình tròn với các hoa văn điêu khắc xung quanh. Có tổng cộng 127 cột đá.
4. Tượng thần Zeus ở Olympia (The status of Zeus at Olympia)
– Vị trí: thành phố cổ Olympia, nằm trên bờ biển phía tây Hy Lạp, 150km về phía Tây của Athens.
– Lịch sử:
Lịch của người Hy Lạp cổ bắt đầu từ năm 776 trước Công nguyên, và cuộc thi Olympia cũng được cho rằng bắt đầu từ năm này. Đến thời của thần Zeus được thiết kế bởi kiến trúc sư Libon và được xây dựng vào năm 450 BC. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Hy Lạp cổ, các đền thờ theo kiến trúc Doric đơn giản trở nên quá tầm thường. Pheidias, thợ điêu khắc người Athen được giao nhiệm vụ thiêng liêng, vẽ lại những bức tranh của Michelangelo ở nhà thờ Sistine.
Trong nhiều năm, đền thờ thu hút khách viếng thăm và những người sùng bái đến từ khắp nơi trên thế giới. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, hoàng đế La Mã Caligula đã cố gắng để đưa tượng thần về Rome. Tuy nhiên nguyện vọng của vị hoàng đế không thể thực hiện được bởi giàn giáo để vận chuyển bị hư hỏng. Sau khi thế vận hội Olympic bị cấm tổ chức vào năm 391 bởi hoàng đế Theodosius đệ nhất, điện thờ thần Zeus cũng bị buộc phải đóng cửa.
Vùng đất Olympia sau đó bị tàn phá bởi động đất, sạt lở và lũ lụt, còn ngôi đền cũng bị hủy hoại bởi hỏa hoạn vào thế kỷ thứ năm. Tuy nhiên trước đó, tượng thần đã được những người Hy Lạp giàu có chuyển về một lâu đài ở Constantinople. Vì thế bức tượng vẫn tồn tại cho đến khi bị thiêu trụi bởi một trận hỏa hoạn khốc liệt năm 462. Ngày nay tại khu vực đền thờ cũ chẳng còn gì ngoài những khối đá và mảnh vụn đổ nát, những cây cột ngã chỏng chơ và nền của ngôi đền.
– Miêu tả:
Pheidias bắt đầu công viêc với bức tượng vào năm 440 BC. Vài năm trước đó, ông đã phát triển một kỹ thuật để tạc các tượng bằng vàng và ngà voi. Việc này được thực hiện bằng việc dựng một khung sườn bằng gỗ rồi lắp các lớp bằng vàng và ngà voi vào để tạo lớp bọc bên ngoài. Xưởng làm việc đó của Pheidias vẫn còn và thật ngẫu nhiên là kích thước của nó lại trùng khớp với ngôi đền của thần Zeus. Vì thế, ông điêu khắc và chạm tạc các mảnh khác nhau của bức tượng trước rồi ghép chúng lại với nhau trong căn đến. Khi bức tượng hoàn thành, nó hoàn toàn vừa vặn với ngôi đền.
Kích thước của bức tượng làm cho nó càng trở nên tuyệt vời hơn. Cái ý nghĩ nếu vua của các vị thần đứng dậy thì sẽ dỡ cả mái đền lên đã làm mê hoặc bao nhà thơ và sử học cổ đại. Đế của bức tượng rộng 6.5m và cao 1m. Chiều cao của bức tượng là 13m, tương đương với một tòa nhà 4 tầng hiện đại.
Bức tượng tạc thần Zeus ngồi trên ngai vàng, chân của ngai vàng đựơc trang trí bằng hình nhân sư Sphinx.Hình người có cánh biểu tượng của chiến thắng cùng với các vị thần Hy Lạp và các nhân vật huyền thoại khác như : Apollo, Artemis, các con của Niobe cũng xuất hiện xung quanh bức tượng. Nhà thơ Hy Lap Pausanias đã viết miêu tả bức tượng như sau: Trên đầu người đôi một vòng hoa ô liu, trong tay phải là hình người có cánh biểu tượng của chiến thắng được làm bằng vàng và ngà voi. Trong tay trái là vương trượng dát kim loại với một con đại bàng đậu phía trên. Đôi dép và áo choàng của người làm bằng vàng. Quần áo được chạm khắc hình thú vật và hoa lan chuông. Chiếc vương miệng được trang trí bằng vàng, đá quí, gỗ mun và ngà voi.
5. Lăng mộ Halicarnasuss (The Mausoleum of Halicarnasuss)
– Vị trí: thành phố Bodrun (Halicarnasuss) trên biển Aegean, phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ.
– Lich sử:
Lăng mộ Halicarnasuss được xây dựng bởi vua Mausollos, vị vua của Caria (một vùng phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ) và hoàn thành vào năm 350 BC, ba năm sau khi Mausollos qua đời. Trải qua 16 thế kỷ, lăng mộ Halicarnasuss vẫn được giữ trong tình trạng rất tốt cho đến khi bị phá hoại bởi động đất. Vào đầu thế kỷ 18, các hiệp sĩ St John của xứ Malta xâm chiếm vùng đất và tiến hành xây dựng lâu đài thập tự. Khi gia cố lâu đài vào năm 1494, họ đã sử dụng các khối đá của Lăng mộ Halicarnasuss. Vì thế đến năm 1522, hầu hết các khối đá của Lăng mộ Halicarnasuss đã bị tháo dở.
– Miêu tả:
Lăng mộ Halicarnasuss có cẩu trúc hình vuông với kích thước 40m x 30m. Chiều cao tổng cộng của lăng mộ là 45m, trong đó bậc đài cao 20m, các cột đỡ cao 12m, tháp chính cao 7m và bức tượng cỗ xe ngựa trên đỉnh tháp cao 6m. Bậc thềm của lăng mộ được trang trí bằng các bức tượng, phòng chôn cất và quan tài đá bằng thạch cao tuyết hoa được trang trí bằng vàng, các hàng cột nâng đỡ vòm lăng được điêu khắc công phu, cỗ xe ngựa được kéo bằng 4 con ngựa được trang hoàng trên đỉnh mộ.
6. Tượng người khổng lồ ở Rhodes (The Colossus of Rhodes)
– Vị trí: Lối vào cảng biển Đia Trung Hải của thành phố Rhodes, Hy Lạp
 Lịch sử:
Trong suốt lịch sử của mình, Hy Lạp là một quốc gia liên bang với quyền lực vượt ra ngoài ranh giới lãnh thổ của mình. Và trên hòn đảo nhỏ Rhodes có 3 tiểu bang như vậy: Ialysos, Kamiros và Lindos. Năm 408 trước Công nguyên, 3 bang liên minh với nhau để thành lập một nước với thủ đô thống nhất là Rhodes. Thành phố Rhodes phát triển mạnh mẽ về thương mại và có mối liên minh chặt chẽ với Ptolemy Đệ nhất của Ai Cập. Năm 305 BC, vua Antigonids của Macedonia, kẻ thù của Ptolemy, đã bao vây Rhodes hòng phá vỡ liên minh Rhode – Ai Cập. Nhưng họ đã không thể thâm nhập vào bên trong thành phố. Cho đến khi một hiệp ước hoà bình đạt đựơc vào năm 304 BC, Antigonids kết thúc bao vây và rút quân, bỏ lại rất nhiều quân dụng giá trị. Để chào mừng sự thống nhất, người dân Rhodes đã bán các quân dụng đó và dùng tiền để dựng nên một bức tượng khổng lồ của vị thần mặt trời, Helios. Công trình xây dựng bức tượng khổng lồ diễn ra trong 12 năm và hoàn thành năm 282 BC.
Trong nhiều năm, bức tượng đứng ở lối vào bến cảng cho đến khi một trận động đất lớn vào năm 226 BC đã làm vỡ nơi đầu gối, điểm yếu nhất của bức tượng. Vua Ptolemy đệ tam của Ai Cập đã đề nghị được chịu toàn bộ chi phí cho việc trùng tu bức tượng. Tuy nhiên, một lời tiên sấm truyền đã ngăn cản việc tái dựng lại bức tượng vì thế đề nghị của Ptolemy bị từ chối.
Trong gần một thiên niên kỷ, bức tượng bị hủy hoại thành những mảnh nhỏ. Đến năm 654, người Arab xâm chiếm Rhodes và họ tháo rời những phần còn lại của bức tượng bán cho người Do thái từ Syria, và phải cần đến 900 lạc đà để vận chuyển các mảnh vỡ của bức tượng về Syria.
– Miêu tả:
Bức tượng được thực hiện bởi nhà điêu khắc Chares của xứ Lindos. Để xây bức tượng, những người thợ của ông phải đổ khuôn lớp da ngoài bằng đồng của bức tượng. Chân đế được làm bằng đá cẩm thạch, sau đó bàn chân và mắt cá được cố định trước. Bức tượng được xây dựng lên cao dần bằng cách sử dụng một khung bằng sắt và đá. Để xây các phần trên cao, những đường dốc được xây xung quanh bức tượng và bỏ di sau khi hoàn thành. Bức tượng hoàn chỉnh cao 33m.
7. Hải đăng Alexadria (The lighthouse of Alexandria)

– Vị trí: Hòn đảo cổ xưa Pharos, bây giờ là vùng đất nhô ra biển thuộc thành phố Alexandria, Ai Cập
– Lịch sử:
Không lâu sau cái chết của Alexander vĩ đại, một vị tướng của ông là Ptolemy Soter lên cầm quyền ở Ai Cập. Ptolemy Soter là người đã chứng kiến quá trình xây dựng thành phố Alexandria và quyết định chọn nơi đó làm thủ đô. Nằm phía ngoài bờ biển của thành phố là một hòn đảo nhỏ: Pharos. Tên của hòn đảo theo truyền thuyết là xứ biến thể của Pharaoh’s Islan (đảo của vua Pharaoh). Hòn đảo được nối với đất liền bằng một con đê tên Heptastadion, giúp cho thành phố có một bến cảng đôi. Và bởi vì sự nguy hiểm cho việc đi lại bằng thuyền trong khu vực nên việc xây dựng một ngọn hải đăng là cần thiết.
Dự án được hình thành và tiến hành bởi chính Ptolemy Soter vào năm 290 trước Công nguyên nhưng chỉ được hoàn thành sau khi ông đã chết, trong triều đại của con trai ông, Philadelphus. Kiến trúc sư của dự án là Sostratus, người cùng thời với Euclid, nhưng những tính toán chi tiết được thực hiện tại thư viện Alexandria. Ngọn hải đăng dùng để tưởng nhớ Ptolemy Soter và vợ ông.
Trong nhiều thế kỷ, hải đăng Alexandria (hay được biết đến với tên gọi hải đăng Pharos) được dùng để đánh dấu bến cảng, dùng lửa vào ban đêm và các tấm phản chiếu ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Khi người Arab xâm chiếm Ai Cập, họ rất thán phúc Alexandria và ngọn hải đăng vì thế ngọn hải đăng tiếp tục được đề cập đến trong các ghi chép và lịch trình các chuyến đi của họ. Nhưng khi những người cầm quyền chuyển thủ đô về Cairo thì họ không còn quan tâm đến vùng đất Mediterranean. Khi tấm kính trên ngọn hải đăng bị vỡ người ta cũng không đưa nó về vị trí cũ. Đến năm 956, một trận động đất làm rung chuyển Alexandria và gây một chút hư hại đến ngọn hải đăng.
Sau đó trong những năm 1303 và 1323 hai trận động đất lớn hơn đã làm hư hỏng nặng nề. Và khi nhà thám hiểm lừng danh người Arab Ibn Battuta đến thăm Alexandria vào năm 1349, ông cũng không thể vào trong ngọn tháp đã đổ, cũng không thể trèo lên lối đi dẫn vào tháp. Chương cuối trong lịch sử ngọn hải đăng diễn ra năm 1480 khi người Ai Cập Mamelouk Sultan, Quaibay quyết định gia cố hệ thông phòng thủ của Alexandria. Ông cho xây dựng một pháo đài trung cổ ngay tại vị trí của ngọn hải đăng và sử dụng ngay những khối đá và cẩm thạch của ngọn tháp
– Miêu tả:
Trong sáu kỳ quan đã không còn nữa thì hải đăng Alexandria biến mất cuối cùng vì thế chúng ta có đầy đủ các hiểu biết chính xác về vị trí cũng như hình dáng của nó. Ngọn hải đăng bao gồm ba tầng : Khối vuông thấp nhất cao 55.9m có tâm là hình trụ, phần giữa hình bát giác với chiều dài mỗi cạnh 18.3m và cao 27.45m, và phần tròn trên cùng cao 7.3m. Chiều cao tổng cộng của ngọn tháp kể cả nền là 117m, tương đương một tòa nhà cao 40 tuần. Bên trong thân tháp sử dụng một trụ để dẫn dầu lên thắp lửa. Trên tầng trên cùng là một tấm gương lớn dùng để phản chiếu ánh sáng mặt trời

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :